Giấy tái chế là gì? Những lợi ích và quy trình tái chế giấy?

Việc tái chế giấy hiện nay hầu như không còn là điều khó khăn. Giấy tái chế luôn có mặt ở khắp mọi nơi từ sách vở, tờ rơi cho đến những tấm poster treo ngoài vỉa hè. Nhưng liệu khi đã sử dụng xong thì chúng sẽ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này và chắc hẳn rằng những thông tin mà Phế Liệu Tuấn lộc chúng tôi đưa ra sẽ giúp ích được bạn.

1. Giấy tái chế là gì?

Hàng năm số lượng gỗ dùng để sản xuất ra giấy khá nhiều và tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng như giấy báo, giấy carton, giấy tập,… Mỗi loại đều có những tính chất khác nhau và được sử dụng với nhiều nhu cầu khác nhau. Vì tính ứng dụng thực tế mà khá nhiều số lượng giấy khổng lồ được sản xuất ra hàng ngày.

tai-che-giay-1
Giấy tái chế là gì?

Tuy nhiên kèm theo đó là những hệ lụy nghiêm trọng đến với môi trường, bởi nguyên liệu tạo ra giấy chủ yếu là bột gỗ, mà muốn có bột gỗ thì phải chặt cây. 

Chính vì nhận thấy được sự ảnh hưởng đó nên mọi người đã cùng nhau tìm ra phương pháp tái chế lại giấy đã qua sử dụng nhằm giúp giảm đi tính nghiêm trọng cho hệ sinh thái rừng, bảo tồn rừng tự nhiên. Vì thế cụm từ “giấy tái chế” đã được ra đời.

Đọc thêm: +20 ý tưởng sản phẩm tái chế từ giấy khiến bạn kinh ngạc

2. Những lợi ích của việc tái chế giấy?

Theo thống kê trung bình hằng năm, cứ một tấn giấy được tái chế tại là chúng ta có thể tiết kiệm được:

  • 25 cây rừng;
  • 605 lít dầu thô;
  • Hơn 4.000 kWh điện, đủ cho một gia đình gồm 3 phòng ngủ sử dụng trong một năm;
  • Lượng oxy cho 12 người thở trong một năm;
  • 39.000 lít nước đủ 875 lần tắm và đủ sử dụng cho 3.000 lần đi toilet;
  • Làm giảm đi 90% lượng khí CO2 tương đương với lượng khí thải của một chiếc ô tô chạy trong 6 tuần.

Ngoài ra, sử dụng giấy tái chế sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí, nhân lực cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp và xã hội. 

tái chế giấy thành hộp dựng thức ăn
Việc tái chế lại giấy đã qua sử dụng giúp giảm một khoản chi phí cho xã hội

2.1. Giúp bảo tồn cây rừng tự nhiên 

Để đáp ứng được cho nguồn nguyên liệu sản xuất giấy, hàng năm các khu rừng tự nhiên lần lượt bị chặt và đốn hạ. Tuy đã trồng rừng và phát triển thành rừng sản xuất, nhưng chúng vẫn không cung cấp và bảo tồn tính đa dạng như rừng tự nhiên. Vì thế, việc sản xuất giấy tái chế sẽ hạn chế sử dụng gỗ rừng, giúp bảo vệ được toàn bộ giá trị mà hệ sinh thái cung cấp.

2.2. Tái chế giấy giúp lượng khí thải CO2 ra môi trường giảm đi

Trong khi những cây con có khả năng hấp thụ khí CO2 nhanh hơn thì những cây trưởng thành lại có khả năng trữ khí nhiều hơn. Vì thế nếu thực hiện việc tái chế giấy sẽ đồng nghĩa với việc lượng cây già bị lấy gỗ sẽ ít đi. Điều này giúp lượng khí CO2 tồn trữ nhiều hơn và làm giảm đi lượng khí nhà kính trong môi trường.

tái chế giấy 3
Tái chế lại giấy đã sử dụng giúp bảo vệ môi trường sống của nhiều hệ sinh thái

Bên cạnh đó, nếu giấy không được tái chế lại mà bị vùi lấp khi phân hủy sẽ tạo ra lượng khí metan gây hiệu ứng nhà kính, bất lợi đến bầu khí quyển của Trái đất.

2.3. Tái chế giấy đã sử dụng sẽ làm giảm lượng nước thải

Giai đoạn sản xuất giấy cần rất nhiều nước, vì thế số lượng giấy càng nhiều thì lượng nước thải ra ngoài càng lớn. Bên cạnh đó, lượng nước sử dụng khi sản xuất bột giấy nguyên chất cũng nhiều hơn hẳn so với tái chế giấy. Chính vì lẽ đó, nếu tái chế lại lượng giấy bị bỏ đi, giúp ta sẽ bảo vệ được môi trường sống cho các hệ sinh thái dưới nước.

2.4. Tái chế lại giấy đã qua sử dụng giúp làm giảm chất thải rắn

Trước khi bị vứt bỏ, giấy có thể được tái chế 6 lần, vì vậy lượng thải rắn cũng giảm đi đáng kể. Một tờ giấy A4 có thể được tái sử dụng thành một tờ giấy đa năng trong nhiều vai trò khác nhau như hộp giấy, thùng carton, bao đóng gói thức ăn,… và không cần tốn nhiều thời gian để để phân hủy tại những bãi rác.

3. Quy trình sản xuất và cách tái chế giấy 

quy trình tái chế giấy
Quy trình sản xuất giấy tái chế

Quy trình và cách tái chế giấy từ giấy vụn rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo những bước như sau:

3.1. Chọn lọc và lựa ra loại giấy phế liệu sạch

Bước đầu tiên chúng ta cần phải thực hiện đó chính là lựa ra những loại giấy phế liệu sạch, không lẫn tạp chất như nhựa, chất bẩn, kim loại,… vì chúng sẽ gây khó khăn trong việc tái chế. Trường hợp nếu có lẫn quá nhiều chất bẩn thì sẽ không tái chế mà thay vào đó là dùng để chế biến thành phân bón hoặc nhiệt lượng.

3.2. Khử mực và tạo bột

Khi đã hoàn tất được quá trình thu gom và chọn giấy thì chúng ta sẽ chuyển chúng đến máy tái chế. Nơi đây có chứa nước, hóa chất sẽ nghiền và đánh tất cả thành bột tạo ra hỗn hợp dẻo. Tiếp theo hỗn hợp được đưa đến rãnh sàng lọc ra những tạp chất còn thừa như nilon, băng dính,…  Bước cuối cùng sẽ tẩy mực và tẩy sạch để loại bỏ hoàn toàn mực và keo dính còn sót lại, dùng các loại hóa chất như xà phòng để tạo hương và sục vào bột để tách mực ra khỏi bề mặt giấy.

3.3. Làm trắng và xeo giấy

Xeo giấy là khâu quan trọng trong quy trình tái chế giấy. Trước khi khuôn lưới, sẽ cho bột và nước trộn lại với nhau, lúc này bột giấy sẽ đọng lại trên mạng lưới, di chuyển nhanh qua một trục ép có bọc giúp vắt khô nước trước khi đem ra phơi.

Tuy nhiên thực tế cho thấy quy trình tái chế này chỉ có thể áp dụng nhiều nhất là 80% lượng giấy. Vì giấy tái chế có chứa các xơ sợi quá nhỏ, nên khó có thể tái chế chúng được nhiều lần.

Trên đây là những thông tin về giấy tái chế và những quy trình tái chế giấy phế liệu. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đem đến sẽ giúp ích được cho các bạn đọc.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255