Nhận biết nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại cơ bản

Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu nhiệt độ nóng chảy của kim loại như vàng, bạc, sắt, đồng, kẽm, nhôm, chì, vonfram…là bao nhiêu? Trạng thái lỏng của từng loại kim loại khi nóng chảy? Vì vậy, trong bài viết này Phế liệu Tuấn Lộc sẽ cung cấp cho bạn một cách chi tiết và đầy đủ nhất về nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại phổ biến.

1. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại là gì?

Nhiệt độ nóng chảy, còn được gọi là nhiệt độ hóa lỏng/điểm nóng chảy của kim loại hay của chất rắn là nhiệt độ mà ở mức nhiệt độ đó sẽ xảy ra quá trình nóng chảy của một chất. Đây là thời điểm một chất được chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng. Mỗi kim loại sẽ mang một nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
Các kim loại nóng chảy tuỳ theo nhiệt độ khác nhau

Ngược lại, quá trình kim loại chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn được gọi là nhiệt độ đông đặc (điểm đông đặc). Việc nhận biết được nhiệt độ nóng chảy của kim loại có thể ứng dụng vào các ngành công nghiệp chế tạo, đúc kim loại, gia công cơ khí hay phục vụ cho y tế, nghiên cứu…

2. Bảng tra nhiệt độ nóng chảy của kim loại

KIM LOẠI NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY
Đồng (Cu) 1357,77 K (1084,64 °C; 1984,32 °F)
Sắt (Fe) 1811 K (1538 ; 2800 °F)
Nhôm (Al) 933,47 K (660,32 °C; 1220,58 °F)
Vàng (Au) 1337,33 K (1064,18 °C; 1763,2 °F)
Bạc (Ag) 1234,93 K (961,78°C; 1763,2 °F)
Kẽm (Zn) 692,68 K (419,53 °C; 787,15 °F)
Chì (Pb) 600,61 K (327,46 °C; 621,43 °F)
Thiếc (Sn) 505,08 K (231,93 °C; 449,47 °F)
Thủy ngân (Hg) 233,32 K (-38,83 °C; -37,89 °F)
Wolfram (W) 3695K (3422 °C; 6192 °F)
Iridi (Ir) 2739K ​(2466 °C, ​4471 °F) 
Tantan (Ta) 3290K ​(3017 °C, ​5463 °F) 
Osmi (Os)  3306K ​(3033 °C, ​5491 °F) 
Molypden (Mo) 2896K ​(2623 °C, ​4753 °F)
Rheni (Re) 3459K ​(3186 °C, ​5767 °F)

3. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại thường gặp

Dưới đây là bảng nhiệt độ nóng chảy của kim loại thường gặp:

3.1. Kim loại mang nhiệt độ nóng chảy cao nhất

Wolfram làkim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất với 3.695K (3.422 độ C; 6.192 độ F). Wolfram tinh khiết thường được dùng trong các ngành điện, ngoài ra một số hợp chất và hợp kim của nó được sử dụng để làm dây đốt, dây tóc bóng đèn hay các tấm bia bắn phá của điện tử.

Kim Loại Có Nhiệt độ Nóng Chảy Thấp Nhất Và Cao Nhất Là Gì?
Kim loại Vonfram

3.2. Kim loại mang nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

Thủy ngân là kim loại có điểm tan chảy thấp nhất với 233.32 K(-38,83 độ C; – 37,89 độ F).

Thủy ngân là một chất dẫn điện rất tốt nhưng lại dẫn nhiệt kém nên thường được sử dụng trong các áp kế, nhiệt kế và một số thiết bị khoa học khác.

3.3. Nhiệt độ nóng chảy của vàng

Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1337,33 K (1964,18 độ C, 1947,52 độ F).

Hợp chất lạ có trong vàng miếng có thể là Vonfram - Đài Phát thanh - Truyền  hình Hải Phòng
Nhiệt độ nóng chảy của vàng

Trong bảng tuần hoàn hóa học, vàng được ký hiệu là Au và có số nguyên tử là 79. Vàng là kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt.

Vàng thường có màu vàng, mềm, dễ uốn và không bị tác động bởi không khí và hóa chất. Vàng tuy không phản ứng với các hóa chất nhưng lại bị chịu tác động của dung dịch như xyanua có trong các kim loại kiềm. Ngoài ra, vàng còn được dùng như một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều quốc gia và được sử dụng trong các ngành như nha khoa, trang sức, điện tử…

3.4. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại bạc

Nhiệt độ nóng chảy của bạc (Ag) là 1234,93 K (961,78 độ C; 1763,2 độ F).

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bạc được ký hiệu là Ag và có số nguyên tử là 47. Bạc được xem là kim loại có tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao nhất trong số các kim loại.

Kim loại bạc thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp để làm chất dẫn và chất tiếp xúc. Các hợp chất của bạc cũng có thể được dùng trong phim ảnh, trong gương hay trong điện phân của các phản ứng hóa học.

3.5. Nhiệt độ nóng chảy của sắt

Kim loại sắt (Fe) có nhiệt độ nóng chảy là 1811 K (1,538 độ C; 2,800 độ F).

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Sắt được ký hiệu là Fe, thuộc nhóm VIIIB chu kỳ và có số nguyên tử là 26. So với những kim loại khác thì nhiệt độ nóng chảy kim loại sắt khá cao.

Top 10 kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao
Nhiệt độ nóng chảy của sắt

Nhờ đặc tính về độ dẻo, độ cứng và độ chịu lực tốt nên sắt trở thành một trong những kim loại được thị trường đưa vào sử dụng nhiều nhất. Sắt có tính ứng dụng chiếm đến 95% trong tổng khối lượng các kim loại được sản xuất trên toàn thế giới.

3.6. Nhiệt độ nóng chảy của đồng

Nhiệt độ nóng chảy của đồng (Cu) là 1357,77 K (1084,62 độ C, 1984,32 độ F).

Trong bảng tuần hoàn hóa học, đồng có ký hiệu là Cu và số nguyên tử là 29. Đồng là một trong những kim loại có độ dẫn nhiệt, dẫn điện khá cao.

Kim Loại Có Nhiệt độ Nóng Chảy Thấp Nhất Và Cao Nhất Là Gì?
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng

Đồng ở dạng nguyên chất thường có màu cam đỏ, mềm và dễ uốn. Đồng thường được dùng làm chất dẫn điện, dẫn nhiệt và làm vật liệu trong xây dựng.

Các loại đồng phổ biến: Đồng vàng, đồng thau, đồng đỏ, đồng đen, đồng lạnh,

3.7. Nhiệt độ nóng chảy của kẽm

Nhiệt độ nóng chảy kim loại kẽm (Zn) là 692,68 K (419,53 độ C; 787,15 độ F).

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kẽm được ký hiệu là Zn và có số nguyên tử 30.

Tính theo lượng sản xuất hàng năm, kẽm là kim loại được sử dụng khá phổ biến sau sắt, nhôm và đồng.

3.8. Nhiệt độ nóng chảy của chì

Nhiệt Độ Nóng Chảy Kim Loại: Nhôm, Đồng, Sắt, Vàng, Chì, Thép…..Nhiệt độ nóng chảy của chì

Nhiệt độ nóng chảy của chì là 600,61 K (327,46 độ C, 621,43 độ F).

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Chì có số nguyên tử là 82 và được ký hiệu là Pb.

Chì được ứng dụng nhiều trong xây dựng, ắc quy chì, các loại đạn và là một phần trong nhiều hợp kim. Chì được xem là nguyên tố cao nhất trong số các nguyên tố bền.

Hy vọng với những thông tin của bài viết trên đây, bạn đã có thể nắm được một cách chi tiết nhiệt độ nóng chảy của kim loại thường gặp như vàng, bạc, sắt, đồng, kẽm… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp giúp bạn.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255