Tìm hiểu nhiệt độ nóng chảy của sắt

Nhiệt độ nóng chảy của sắt và các kim loại khác luôn là thắc mắc của nhiều người. Bởi nhiệt độ nóng chảy của các chất liệu sẽ có vai trò quan trọng trong đời sống, trong xây dựng,… Cùng Phế Liệu Tuấn Lộc tìm hiểu về nội dung này nhé.

1. Tìm hiểu về nhiệt độ nóng chảy

Trước khi phân tích cụ thể về sắt, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về nhiệt độ nóng chảy của kim loại, phi kim nói chung.

1.1. Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Nhiệt độ nóng chảy (còn gọi là điểm nóng chảy) là ngưỡng mà chất rắn sẽ bắt đầu quá trình nóng chảy. Lúc này, các ion, phân tử trong chất rắn ở trạng thái kém trật tự và kim loại sẽ chuyển dần trạng thái từ dạng rắn sang lỏng.

nhiet-do-nong-chay-cua-sat-1
Kim loại cần được hóa lỏng để tạo hình dễ dàng hơn

Trong quá trình này, nhiệt độ sẽ không ngừng gia tăng cho đến khi kim loại được hóa lỏng hoàn toàn. 

1.2. Ý nghĩa nhiệt độ nóng chảy của một chất

Mỗi kim loại sẽ có nhiệt độ nóng chảy riêng. Qua đó, chúng ta có thể nhận biết chính xác loại kim loại. Kim loại nào nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, cao nhất để từ đó phát triển những ứng dụng liên quan đến vấn đề này.

Bên cạnh đó, việc xác định nhiệt độ nóng chảy của sắt, đồng, chì, nhôm,… sẽ hỗ trợ rất lớn cho quá trình sử dụng, chế tạo, gia công cơ khí và các hoạt động nghiên cứu khác.

1.3. Nhiệt độ nóng chảy của sắt 

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu nhiệt độ nóng chảy của sắt là ngưỡng nhiệt độ mà tại đó, quá trình nóng chảy của sắt sẽ bắt đầu.

Nhiệt độ tan chảy của sắt tinh khiết là 1538 độ C ~ 2800 độ F. Và ngưỡng 2862 độ C ~ 5182 độ F là nhiệt độ sôi của sắt.

nhiet-do-nong-chay-cua-sat-2
Nhiệt độ tan chảy của sắt là bao nhiêu?

Tuy nhiên, đây chỉ là nhiệt độ nóng chảy đối với sắt tinh khiết, còn sắt có pha tạp chất sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác phụ thuộc vào thành phần, tỷ lệ của tạp chất.

2. Ứng dụng nhiệt độ nóng chảy của sắt trên thực tế

Như đã chia sẻ ở trên, việc xác định nhiệt độ nóng chảy của một chất sẽ có vai trò quan trọng trên thực tế. Và sắt cũng không ngoại lệ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem con người đã ứng dụng nhiệt độ nóng chảy của sắt như thế nào nhé.

Đối với kim loại nói chung và sắt nói riêng, nhiệt độ nóng chảy của chúng có ý nghĩa vô cùng to lớn với ngành luyện kim.

– Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, nhà sản xuất sẽ tính toán nhiệt lượng cần sử dụng để làm tan chảy sắt. Giúp nhà sản xuất hạn chế tình trạng lãng phí nhiệt lượng, thời gian gia công.

– Nhà sản xuất kết hợp sắt cùng cacbon 1,7% để luyện kim ra gang – một trong những hợp kim của sắt. Đây là vật liệu có độ cứng, độ bền cao với giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng.

– Nhà sản xuất kết hợp sắt cùng crom để luyện kim ra thép không gỉ (còn gọi là inox). Inox được biết đến là vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao, có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, đảm bảo độ bền cho vật dụng, công trình.

nhiet-do-nong-chay-cua-sat-3
Thép không gỉ là vật liệu được đánh giá có độ bền cao

3. Nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại

Ngoài nhiệt độ nóng chảy của sắt, chúng ta cần tìm hiểu nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại phổ biến khác để giúp con người ứng dụng chúng rộng rãi hơn.

3.1. Nhiệt độ nóng chảy của đồng

  • Nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1084.62 độ C ~ 1984.32 độ F. 
  • Trong bảng tuần hoàn hóa học, đồng có ký hiệu là Cu, khối lượng riêng 8,96 g/cm³.
  • Đây là kim loại dẻo, có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt cao.
  • Vì có đặc điểm là dẻo, dễ uốn cong nên đồng thường được sử dụng trong hệ thống điện, vật liệu xây dựng,…

3.2. Nhiệt độ nóng chảy của nhôm

  • Nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 660.32 độ C ~ 1220.58 độ F.
  • Trong bảng tuần hoàn hóa học, nhôm có ký hiệu là Al, khối lượng riêng 2,7 g/cm³.
  • Nhôm là kim loại phổ biến nhất ở vỏ Trái Đất (chiếm khoảng 8% lớp rắn của Trái Đất).
  • Nhôm màu trắng bạc, bền, dai, có thể dát mỏng hoặc kéo sợi nên kim loại này cũng được sử dụng phổ biến trong ngành hàng không, giao thông vận tải, vật dụng trong gia đình,…

3.3. Nhiệt độ nóng chảy của chì 

nhiet-do-nong-chay-cua-sat-4
Cần lưu ý khi tiếp xúc trực tiếp với kim loại này
  • Nhiệt độ nóng chảy của chì là 327.46 độ C ~ 621.43 độ F.
  • Trong bảng tuần hoàn hóa học, chìa có ký hiệu là Pb, khối lượng riêng 11,3 g/cm³.
  • Chì có màu trắng xanh, mềm và dễ dàng tạo hình. Thường được dùng trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất đạn, ắc quy chì,…
  • Đây là một kim loại độc hại nên chỉ được tiếp xúc ở một mức độ nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng cho phép, hệ thần kinh của đối tượng tiếp xúc có thể bị tổn thương.

Mời bạn tham khảo thêm: 

Bảng tra nhiệt độ nóng chảy các hóa chất phổ biến

Chemical Tỉ trọng (g/cm3) Nhiệt độ nóng chảy (K) Nhiệt độ sôi (K)
Nước 1 g/cm3 273 K 373 K
Hydro 0.00008988 g/cm3 14.01 K 20.28 K
Helium 0.0001785 g/cm3 0.95 K 4.22 K
Berylli 1.85 g/cm3 1560 K 2742 K
Carbon 2.267 g/cm3 – K 4000 K
Nitro 0.0012506 g/cm3 63.15 K 77.36 K
Oxy 0.001429 g/cm3 54.36 K 90.20 K
Natri 0.971 g/cm3 370.87 K 1156 K
Magiê 1.738 g/cm3 923 K 1363 K
Nhôm 2.698 g/cm3 933.47 K 2792 K
Lưu huỳnh 2.067 g/cm3 388.36 K 717.87 K
Clo 0.003214 g/cm3 171.6 K 239.11 K
Kali 0.862 g/cm3 336.53 K 1032 K
Titan 4.54 g/cm3 1941 K 3560 K
Sắt 7.874 g/cm3 1811 K 3134 K
Niken 8.912 g/cm3 1728 K 3186 K
Đồng 8.96 g/cm3 1357.77 K 2835 K
Kẽm 7.134 g/cm3 692.88 K 1180 K
Gali 5.907 g/cm3 302.9146 K 2673 K
Bạc 10.501 g/cm3 1234.93 K 2435 K
Cadimi 8.69 g/cm3 594.22 K 1040 K
Indi 7.31 g/cm3 429.75 K 2345 K
Iot 4.93 g/cm3 386.85 K 457.4 K
Tantan 16.654 g/cm3 3290 K 5731 K
Tungsten 19.25 g/cm3 3695 K 5828 K
Platin 21.46 g/cm3 2041.4 K 4098 K
Vàng 19.282 g/cm3 1337.33 K 3129 K
Thủy ngân 13.5336 g/cm3 234.43 K 629.88 K
Chì 11.342 g/cm3 600.61 K 2022 K
Bismuth 9.807 g/cm3 544.7 K 1837 K

Trên đây là những thông tin liên quan đến nhiệt độ tan chảy của sắt và một số kim loại phổ biến. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích.

Thu Mua Phế Liệu Giá Cao Tuấn Lộc

Địa chỉ: Lô 3, Đường Số 6, KCN Sóng Thần, TX. Dĩ An, Bình Dương

Điện thoại: 0901615888

Email: [email protected]

Thu Mua Các Loại Phế Liệu Khác 






Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255