Rác thải sinh hoạt là gì? Phân loại rác thải như thế nào đúng cách?

Rác thải sinh hoạt là gì? Tác hại của các loại rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân ra sao?

Cách phân loại rác thải, chất thải sinh hoạt như thế nào cho đúng cách?

Công ty Phế Liệu Tuấn Lộc xin chia sẻ một số thông tin về vấn đề này. Đọc ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải là gì? Là toàn bộ các vật chất bao gồm các loại rác sinh hoạt, rác y tế, rác công nghiệp, rác xây dựng,…

Chất thải là những loại vật dụng bỏ đi, không còn sử dụng nữa.

=> Rác thải sinh hoạt là các loại chất rắn đã được phân loại ra trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh và trong sinh hoạt của con người.

Các loại rác thải này phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học và trong cả ngành trồng trọt, chăn nuôi,.. đây cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

2. Những tác hại mà rác thải sinh hoạt mang lại

Hiện nay, rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều. Điều này là do ý thức của người dân kém, không biết cách xử lý rác thải nên dẫn đến nhiều hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2.1. Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất

Khi chôn sâu dưới lòng đất chúng không có khả năng tự phân hủy (phải mất từ 400 – 500 năm mới phân hủy). Trong thời gian này, các loại rác thải sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại nó sẽ tiêu diệt các loại sinh vật có ích như: giun, vi sinh vật,.. và tạo điều kiện cho các sinh vật có hại phát triển như sâu bọ gây hại cho cây trồng, phá hoại mùa màng.

2.2. Ảnh hưởng đến cảnh quan

Rác thải làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ cảnh quan đường phố

Rác thải làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ cảnh quan đường phố

Việc xả rác bừa bãi ra môi trường sống bên ngoài, xung quanh nơi ở hoặc gần các khu đô thị, công viên, khu vui chơi,.. sẽ làm mất vẻ đẹp cảnh quan, ảnh hưởng 1 phần đến phát triển du lịch.

2.3. Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước

Rác thải vứt xuống sông, suối, ao, hồ, biển,.. đặc biệt là rác thải nhựa lâu ngày lượng chất thải sẽ nhiều lên, ứ đọng lại khi mưa lớn sẽ bốc mùi hôi thối hoặc cuốn trôi theo dòng nước làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Đồng thời, nguồn nước bẩn sẽ làm cho các thủy hải sản, tôm cá chết hàng loạt.

2.4. Ô nhiễm không khí

Đốt rác làm sản sinh ra nhiều khí CO2 lan ra môi trường khiến không khí ô nhiễm

Đốt rác làm sản sinh ra nhiều khí CO2 lan ra môi trường khiến không khí ô nhiễm

Rác thải làm ô nhiễm không khí qua việc đốt rác thải, khiến hàm lượng CO2 sản sinh ra nhiều, làm cho không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh, đặc biệt là khu dân cư sống gần nơi đây.

2.5. Tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển

Rác thải bốc mùi hôi thối, khi con người tiếp xúc thường xuyên khả năng mắc bệnh rất cao. Các loại vi khuẩn thường tồn tại trên bãi rác khoảng 15 ngày, giun các loại khoảng 300 ngày. Khi những vi khuẩn này ký sinh trong các loài động vật trung gian như chuột, ruồi, muỗi,.. chúng sẽ gây bệnh cho con người một cách dễ dàng.

3. Phân loại rác thải sinh hoạt

Dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại rác người ta chia rác thải sinh hoạt thành 3 loại như sau:

3.1. Rác thải vô cơ

Các loại rác vô cơ

Các loại rác vô cơ

Là những loại rác không thể sử dụng được và cũng không thể tái chế mà chỉ có thể xử lý bằng cách chôn cất hoặc đốt.

Rác thải vô cơ là các loại rác bắt nguồn từ vật liệu xây dựng đã bị đỏ đi và không thể sử dụng. Rác thải vô cơ còn có các loại rác từ bao bì bọc bên ngoài như hộp xốp, túi nilon, chai thực phẩm,… đã bị bỏ sau khi đựng nước, thực phẩm và một số vật dụng, thiết bị cần thiết trong cuộc sống.

3.2. Rác thải hữu cơ

Các loại rác hữu cơ

Các loại rác hữu cơ

Rác thải hữu cơ là những loại rác có thể phân hủy, tái chế được và sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn động vật.

Rác thải hữu cơ bắt nguồn từ những phần thực phẩm bị đỏ đi sau khi đã lấy phần ăn được để chế biến làm thức ăn cho con người, hoặc những thực phẩm thừa, hư hỏng không thể sử dụng được.

3.3. Rác tái chế

Các loại rác tái chế

Các loại rác tái chế

những loại chất thải rắn rất khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để chế tạo ra những món đồ sử dụng cho sinh hoạt. Cụ thể, các loại rác tái chế là các loại hộp, chai nhựa phế liệu, vỏ lon thực phẩm bị bỏ đi, các loại phế liệu từ giấy,..

4. Những gì có thể tái chế được

Những loại rác thải tái chế được bao gồm các vật chất vô cơ và hữu cơ, ở thể rắn, lỏng, khí,.. Mỗi loại rác thải sẽ có quy trình xử lý và tái chế khác nhau.

Nhưng thông thường, những chất vô cơ có thể tái chế được nhiều như các phế liệu nhôm, sắt thép, đồng phế liệu, quặng, mũ, giấy, inox,..

5. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt gồm 4 bước:

  • Bước 1: Phân loại các loại chất thải: rắn, vô cơ, hữu cơ,..
  • Bước 2: Tiến hành thu gom rác thải tận nơi.
  • Bước 3: Vận chuyển rác đến điểm tập trung để xử lý bằng cách rửa sạch hoặc ép cục.
  • Bước 4: Xử lý rác thải, tái chế rác thải sinh hoạt.

6. Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt, hướng dẫn xử lý rác thải

Tùy vào chủng loại, độ độc hại của rác, các công ty xử lý rác sẽ lựa chọn áp dụng phương pháp xử lý rác phù hợp. Cụ thể gồm 3 phương pháp sau:

6.1. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn lấp

Thiêu đốt chất thải thành tro rồi mang đi chôn sâu dưới đất

Thiêu đốt chất thải thành tro rồi mang đi chôn sâu dưới đất

Phương pháp này đang được áp dụng nhiều trong việc xử lý rác thải. Thiêu đốt rác thải trong lò ở nhiệt độ cao từ 1000 đến 11.000 độ C, rác sẽ bị phân hủy hoàn toàn thành tro, rồi tiến hành chôn lấp dưới lòng đất sâu.

Ưu điểm của phương pháp này là làm giảm thể tích chất thải chôn lấp. Nhưng hạn chế về chi phí đầu tư, vận hành tại các nhà máy chưa được nhiều, chỉ phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển.

Tại các nước tiên tiến, họ tận dụng nhà máy đốt rác để phát ra điện năng, biến rác thành nhiên liệu có ít.

6.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng cách tái chế

Thu gom các loại rác thải sau khi sử dụng để tái chế lại

Thu gom các loại rác thải sau khi sử dụng để tái chế lại

Với những loại rác thải có khả năng tái chế như: vỏ lon, bìa carton, giấy, bao tải,.. Sau khi sử dụng xong tận dụng lại để tái chế.

Cách xử lý chất thải rắn như sau: phân loại rác lưu trữ → bán cho các đơn vị thua mua phế liệu, ve chai có giấy phép đăng ký hoạt động. Sau đó đem nấu chảy thành phôi và vón cục tiếp tục sản xuất.

6.3. Xử lý vi sinh, rác thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Sử dụng vi sinh Microbe-lift OC- IND để xử lý rác

Sử dụng vi sinh Microbe-lift OC- IND để xử lý rác

Là phương pháp sử dụng vi sinh Microbe-lift OC- IND, được sản xuất bởi nhà nghiên cứu Hoa Kỳ. Loại vi sinh này có khả năng kiểm soát các khí gây mùi, tăng cường phân hủy các chất hữu cơ nhanh chóng.

Cách xử lý rác thải bằng vi sinh rất đơn giản: sau khi phân loại rác, đem rác đến bãi rác, dùng chế phẩm vi sinh pha sẵn tưới trực tiếp lên rác thải. Lúc này, rác sẽ tự phân hủy mà không gây ra mùi hôi, mang lại không gian sống xanh sạch.

Đây là phương pháp xử lý rác thải hiện đại được các nước phát triển áp dụng vì mang lại hiệu quả cao và an toàn.

7. Quy định xử lý rác thải sinh hoạt

Theo quyết định 44/2018/QĐ-UBND về việc ban hành quy định phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh (đã có hiệu lực từ ngày 24/11/2018) đã nêu rõ: Các hộ gia đình, chủ nguồn chất thải phải thực hiện phân loại rác tại nguồn trước khi chuyển cho đơn vị thu gom, vận chuyển”.

Việc áp dụng theo quy định này đã góp phần nào tạo thêm áp lực vào một số bộ phận người dân ý thức kém, không có ý thức phân loại rác sinh hoạt từ nguồn, để chung tay bảo vệ môi trường.

8. Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà

Hướng dẫn cách phân loại rác theo Sở Tài Nguyên Môi Trường

Hướng dẫn cách phân loại rác theo Sở Tài Nguyên Môi Trường

Nhằm góp phần nâng cao ý thức cho người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, mang lại môi trường sống Xanh – Sạch – Đẹp. Dưới đây là hướng dẫn người dân cách phân loại rác thải tại nhà:

  • Các loại rác hữu cơ như: cỏ cây bị chặt bỏ, cắt tỉa bớt, hoa rụng; cơm/canh, thức ăn thừa hoặc bị ôi thiu, các loại bã chè, cafe; các loại rau, củ, quả hư thối,.. thu gom riêng, cho vào vật dụng chứa rác để làm phân bón cho cây trồng.
  • Các loại rác vô cơ như: gạch/đá, đồ sành/sứ, thủy tinh bị vỡ; đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa; các loại vỏ sò, ốc, vỏ trứng,… thu gom vào các dụng cụ chứa rác, đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng vận chuyển đến nơi xử lý rác thải theo quy định.
  • Các loại rác tái chế: hộp giấy, bưu thiếp, bì thư; các loại ghế nhựa, thau, chậu, quần áo, vải cũ; các loại vỏ lon nước ngọt, lon bia,.. cần được tách riêng, đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán cho các đơn vị thu mua phế liệu, ve chai để tái chế lại.

Sau khi phân loại rác thải sinh hoạt, người dân muốn tìm địa chỉ thu mua các loại rác thải sinh hoạt tái chế với giá cao hãy tìm đến Công ty Phế Liệu Tuấn Lộc.

Chúng tôi chuyên thu mua phế liệu công nghiệp, dân dụng, phục vụ tái chế và xuất khẩu. Cam kết mang đến cho người dân mức giá tốt nhất.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giảm thiểu rác thải nhựa và tái chế rác đúng cách

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255