8 nguồn năng lượng sạch được phát triển tiềm năng và an toàn

Trong thời điểm hiện tại, xu hướng toàn cầu hóa tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường đang là một vấn đề được các nước quan tâm và chủ động tiếp cận. Với tính chất mang tầm ảnh hưởng lớn như vậy, dĩ nhiên nước ta cũng không thể nằm ngoài sự kiện này. Trên thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác cũng như phát triển tiềm năng của các nguồn năng lượng sạch. Bài viết dưới đây của Phế Liệu Tuấn Lộc sẽ giúp mọi người hiểu được khái niệm năng lượng sạch và nguồn năng lượng sạch gồm những gì?

Năng lượng sạch là gì?

Khi những nguồn năng lượng tự nhiên mà chúng ta sử dụng hàng ngày (dầu mỏ, than đá, khí đốt,…) đang gây ra những ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường sống của con người thì việc nghiên cứu để tìm ra một dạng năng lượng thay thế khác là điều vô cùng cấp bách. Đó là lý do tại sao năng lượng sạch được phát hiện và chú trọng phát triển tiềm năng như hiện nay.

nang-luong-sach-1
Năng lượng sạch là gì?

Năng lượng sạch được hiểu là một dạng năng lượng không tạo ra chất thải độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường chung trong quá trình sinh công (sản sinh năng lượng). Thông thường, những nguồn năng lượng sạch đều có sẵn trong tự nhiên, có thể tự tái tạo và ít bị cạn kiệt nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để chuyển hóa thành dạng năng lượng có thể phục vụ nhu cầu sử dụng của con người thì năng lượng này cần phải trải qua quá trình xử lý bằng công nghệ để hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường.

Tác động của các nguồn năng lượng sạch

  • Đối với môi trường: năng lượng sạch đã góp phần tối đa vào việc giảm thiểu những tác động mang tính tiêu cực đến môi trường sống của chúng ta. Vai trò nổi bật nhất khi sử dụng năng lượng sạch là giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường, từ đó hạn chế được các tình trạng như những vấn đề ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính,…
  • Đối với con người: tránh được những bệnh lý có nguy cơ từ môi trường ô nhiễm, cải thiện sức khỏe đối với những bệnh nhân cần sử dụng những nguồn năng lượng đã được kiểm tra về độ sạch an toàn.
  • Đối với đất nước: sử dụng năng lượng sạch và an toàn là yếu tố có liên quan trực tiếp đến việc hình thành lối sống văn minh của một quốc gia. Đồng thời nó cũng là một trong những vấn đề mang tính nền tảng cho sự phát triển bền vững, cả về tiềm năng kinh tế và tiềm năng năng lượng.

8 nguồn năng lượng sạch được phát triển tiềm năng và an toàn

Dưới đây là top 8 nguồn năng lượng sạch đang được cân nhắc phát triển tiềm năng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người mà không làm ảnh hưởng đến môi trường chung.

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời từ lâu đã được con người biết đến như một nguồn nhiên liệu sạch tự nhiên có thể khai thác lâu dài trong tương lai. Theo như tính toán sơ bộ của các nhà khoa học, nếu bạn lắp một tấm pin năng lượng mặt trời ở một tòa nhà có độ cao 1000m thì sản lượng điện năng có thể tạo ra lên đến 200MWp – con số có thể đủ cung cấp cho 200,000 hộ gia đình sử dụng.

nang-luong-sach-2
Năng lượng mặt trời là loại năng lượng sạch được sử dụng phổ biến nhất

Những quốc gia tiên phong trong việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này có thể kể đến các nước có nền công nghiệp phát triển như: Đức, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Ở nước ta, mọi người cũng đang dùng năng lượng mặt trời trong hoạt động thường ngày khá phổ biến, chẳng hạn như sưởi ấm, đun nước sôi,… hoặc chuyển hóa năng lượng nhiệt thành điện năng để sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình.

Năng lượng gió

Liệu bạn còn nhớ hình ảnh những chiếc cối xay gió quen thuộc dùng để bơm nước, xay bột? Đó chính là những bắt đầu sơ khởi nhất cho việc sử dụng năng lượng sạch từ gió. Với công nghệ hiện đại ngày nay, các học đã nghiên cứu và phát triển những chiếc cối xay gió này thành những nhà máy có chiều cao đến 5000m để đón gió và chuyển hóa thành nguồn năng lượng điện cực lớn.

nang-luong-sach-3
Năng lượng gió hứa hẹn sẽ được chú ý nhiều hơn trong tương lai

Trên thực tế, so với năng lượng mặt trời thì năng lượng gió được khai thác khá khiêm tốn, chỉ khoảng 1% trên thế giới. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình mở rộng quy mô khai thác của nguồn năng lượng này dự kiến sẽ tăng nhanh trong tương lai vì nó là nguồn tài nguyên phong phú và có sẵn ở khắp nơi.

Năng lượng địa nhiệt

Những nhà địa chất nổi tiếng trên thế giới đã nhận định rằng quả địa cầu chúng ta đang ở là một cỗ máy sinh nhiệt, cứ mỗi 33m sâu xuống lòng đất thì nhiệt độ sẽ tăng lên 1 độ C. Ở độ sâu 60.000m, nhiệt độ có thể đạt đến 1800 độ C và nguồn nhiệt lượng dồi dào này hoàn toàn có thể chuyển hóa thành điện năng để phục vụ cuộc sống con người.

nang-luong-sach-4
Năng lượng địa nhiệt được khai thác sâu dưới lòng đất từ 3-5km

Để khai thác địa nhiệt ở vùng có độ sâu tương ứng 200 độ C, người ta sẽ tiến hành khoan những chiếc giếng có độ sâu khoảng 3-5km rồi đưa nước xuống dưới giếng. Lúc này nhiệt độ trong lòng đất sẽ khiến cho nước sôi, bốc hơi lên theo đường ống dẫn đã lắp đặt từ trước và làm tuabin của máy phát điện hoạt động. Năng lượng sạch từ địa nhiệt được chính thức khai thác sâu vào những năm đầu của thế kỷ trước ở những vùng có tàn tích núi lửa, chẳng hạn như Mỹ, Indonesia, Philipine,…

Năng lượng sóng biển

Năng lượng sóng biển cũng nằm trong danh sách những nguồn năng lượng sạch đang được nhiều quốc gia đầu tư nghiên cứu để tiến hành khai thác. Theo như dự tính của các đơn vị nghiên cứu, sản lượng điện được khai thác chỉ từ 0.1% năng lượng sóng biển trên phạm vi toàn cầu cũng đủ để cung cấp năng lượng sạch cho toàn nhân loại để sử dụng. 

nang-luong-sach-5
Năng lượng sóng biển đang được nhiều quốc gia phát triển nghiên cứu khai thác

Ở mỗi trạm điện sóng biển sẽ được bố trí các phao nổi và chúng sẽ di chuyển tự do theo tác động của sóng biển. Mỗi chuyển động lên xuống của chúng được sử dụng để chạy máy phát điện. Mỹ đang là quốc gia rất tích cực đầu tư vào hệ thống chuyển đổi năng lượng từ đại dương này.

Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối được hiểu là nguồn năng lượng sạch được tạo ra từ sự phân hủy cây cối, thực vật, giấy vụn, quá trình xử lý nước thải, phân từ các trang trại chăn nuôi,… Các quá trình này có thể sinh ra nhiệt và chuyển hóa thành điện năng tiêu thụ – nguyên liệu chính có thể ứng dụng trong ngành giao thông vận tải. Ở một quy mô mang tính toàn cầu, năng lượng sạch từ nguồn sinh khối đang chiếm khoảng 15% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới, đứng thứ 4 trong số những nguồn năng lượng được con người khai thác và sử dụng.

nang-luong-sach-6
Năng lượng sinh khối đang chiếm khoảng 15% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới

Theo thống kê, ở những quốc gia đang phát triển thì nguồn năng lượng này đóng góp khoảng 35% trên tổng vì có nhiều hoạt động nông – lâm nghiệp. Riêng ở các quốc gia phát triển chuyên về lĩnh vực ở những nhà máy điện sinh họa hoặc thị trấn sinh khối như Nhật, Hàn cũng có tỷ lệ phần trăm đóng góp trên tổng khá cao.

Năng lượng tuyết

Có thể bạn chưa biết, tuyết cũng là một nguồn năng lượng sạch khá ổn định ở nhiều quốc gia. Cụ thể, Hiệp hội nghiên cứu năng lượng thiên nhiên của Nhật Bản đã thành công trong công tác dùng nhiệt lượng của tuyết để hỗ trợ đông lạnh ở các kho hàng (kết quả thử nghiệm dự án cho thấy tuyết chứa bên trong nhà kho có thể giữ nhiệt độ lạnh từ 0-4 độ C – mức nhiệt lý tưởng để bảo quản các loại nông sản nói chung). Từ đó, các đơn vị phân phối hàng hóa có thể giảm được chi phí vận lưu kho, giá thành sản phẩm cũng không bị đẩy lên quá cao. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng điều hòa không khí ở những nơi có nhiệt độ cao, thời tiết oi bức.

nang-luong-sach-7
Năng lượng từ tuyết có thể ứng dụng vào ngành logistic, phân hạng lưu kho lưu bãi

Pin nhiên liệu

Pin nhiên liệu là một sản phẩm có thể cung cấp nguồn năng lượng sạch cho con người để sử dụng mà không hề tạo ra những chất thải độc hại nào kể cả CO2. Pin nhiên liệu sinh ra điện năng trực tiếp bằng cách cho hidro/methanol phản ứng với oxy, trong đó khí hidro và methanol khi cháy trong không khí không tại ra khí thải độc.

nang-luong-sach-8
Quá trình tạo ra năng lượng từ pin nhiên liệu không có các khí thải độc hải

Đi đầu trong lĩnh vực năng lượng bằng pin nhiên liệu phải kể đến một cái tên đã dành nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này –  Nhật Bản. Đây cũng là quốc gia chuyên sản xuất nhiều nguồn pin nhiên liệu được ứng dụng vào các ngành khác nhau, chẳng hạn pin năng lượng cho ô tô dùng động cơ hybrid, phương tiện giao thông công cộng, điện thoại di động cũng như các thiết bị dân dụng khác.

Năng lượng từ khí Metan Hydrate

Metan Hydrate là cái tên cuối cùng trong top 8 nguồn năng lượng sạch đang được phát triển có tiềm năng lớn. Nó được biết đến như kết tinh của phân tử nước và phân tử metan,  nằm sâu dưới lòng đất, sở hữu màu trắng đục như nước đá. Để tìm được nguồn nhiên liệu này, người ta phải thực hiện đào xuống khá sâu, bên dưới của lớp băng vĩnh cửu cũng như các tầng địa chất sâu bên trong lòng đại dương vì nó chỉ ở thể ổn định trong điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất cao.

nang-luong-sach-9
Metan Hydrate nằm ở các tầng địa chất sâu bên trong lòng đại dương

Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sạch

Theo nguồn tin của trang tin điện tử ngành điện Việt Nam – EVN, các chuyên gia trong và ngoài nước đã có nhiều đánh giá tích cực về xu hướng đầu tư và sử dụng năng lượng sạch các nguồn tại Việt Nam, nhất là khi các nguồn năng lượng truyền thống không còn khả năng đáp ứng đủ cho cuộc sống con người.

Cụ thể, ông Trần Văn An, hiện đang là Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp kỹ thuật điện D.C.N cho rằng ở một quốc gia nằm gần đường xích đạo như nước ta, tiềm năng sản sinh năng lượng điện mặt trời ở mức 4-5kWh/m2/ngày là điều hoàn toàn có thể, nhất là ở khu vực miền Miền Trung đổ vào Miền Nam. Bên cạnh đó, ông Đặng Quốc Toản –  Giám đốc Công ty Cổ Phần Năng Lượng Dầu Khí châu Á lại có một đề xuất mang tính thực tiễn, chính là nên giảm thuế cho ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,… và đánh thuế cao những ngành nghề/doanh nghiệp đang hoạt động dựa trên nguồn tài nguyên không tái tạo dẫn đến ô nhiễm môi trường. Điều này có thể khích lệ tinh thần của các công ty và tổ chức trong việc xây dựng đường hướng phát triển theo chủ trường lấy môi trường làm nền tảng.

Về phía Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đại diện chấp thuận chủ trương để tiến hành thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035”. Với mục tiêu chính là cải thiện an ninh năng lượng quốc gia cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội, đầu tư năng lượng sạch đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền cũng như người dân.

Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp mọi người hiểu thêm về các nguồn năng lượng sạch gồm những loại nào cũng như các vấn đề xoay quanh đầu tư nghiên cứu để phát triển tiềm năng của ngành này.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu liên hệ với dịch vụ thu mua phế liệu tận nơi giá cao cùng các ưu đãi khác, vui lòng gọi trực tiếp đến số 0901615888 của Phế Liệu Tuấn Lộc để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255